Tất tần tật về đồ da bảo hộ mà BIKER nào cũng nên biết!
Xe moto 2 bánh đã được phát triển đáng kể từ lúc ra đời đến nay. Càng lúc, dân Biker chúng ta càng được nhiều cơ hội tròn mắt với các mẫu xe 2 bánh mới với vận tốc ánh sáng, với tiếng rít gió đầy cảm hứng. Song song với tốc độ, những nghiên cứu mới về chất liệu và cấu trúc bảo hộ cũng được ưu tiên nghiên cứu để giữ cho Biker luôn an toàn. Tuy nhiên, sau tất cả những đổi mới và tiến bộ trong giáp bảo hộ, đồ da vẫn là một đam mê đẳng cấp, đỉnh của đỉnh.
Da bò, bò rừng, hươu, dê, cừu và bê được sử dụng phổ biến nhất trong trang phục da. Tuy nhiên, xét về độ bền và độ dẻo dai chịu lực đặc biệt, thì da kangaroo, da bò và da dê được sử dụng phổ biến nhất trong chế tạo đồ bảo hộ xe máy. So với các nguyên liệu da nhân tạo, da thật mang đến khả năng chống mài mòn tuyệt vời và độ bền bỉ hoàn hảo. Do đó, trên các cung đường đua quốc tế lớn, Biker chuyên nghiệp luôn sử dụng bộ giáp bảo hộ từ da. Nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa các chất liệu da? Chúng ta nên chọn loại da nào cho bộ giáp của bạn? Lời khuyên của chuyên gia là gì? Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một số loại da phổ biến nhé!
- Phân loại theo chất liệu da
Da bò
Da bò là loại da được sử dụng phổ biến nhất trong áo quần bảo hộ xe máy. Bạn sẽ tìm thấy nó trong giày, găng tay, áo khoác - mọi món đồ bảo hộ nhằm giữ an toàn cho chuyến đi của bạn đa số đều làm từ da bò. Với độ bền cao, giá phải chăng, dễ tìm, da bò được sử dụng rộng rãi vì khả năng chống mài mòn tuyệt vời. Đây là kết cấu bề mặt điển hình của da bò các bạn ạ
Da dê
Da dê rất bền, và mang lại sự thoải mái hiếm có chất liệu nào thay thế được. Nó mang lại cảm giác mềm mịn êm ái tuyệt vời khi tiếp xúc. Nhờ chứa chất lanolin đặc biệt, da dê mềm và mịn hơn da người yêu cũ của bạn đấy! Đây là lý do tại sao bạn thường thấy da dê được sử dụng để lót tại lòng bàn tay của găng tay bảo hộ!
Trong trường hợp bạn giống như tôi và đang thắc mắc không biết lanolin là gì? OK, đó là một chất sáp dưỡng da được tiết ra bởi tuyến mồ hôi của cừu và dê, khiến cho da, lông của cừu và dê đặc biệt mềm mại! (Nghe thích nhỉ!)
Da chuột túi Kangaroo
Da Kangaroo thường được sử dụng trong các thiết bị bảo hộ xe máy đắt tiền hơn. Vâng, đúng rồi! Kangaroo, những con vật nhỏ bé đáng yêu (chúng thực sự khá lớn) sống ở Úc, có một cái túi và nhảy loanh quanh. Đừng buồn vì chúng bị dùng làm đồ da, chuột túi tại nước Úc không phải là một loài có nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng Kangaroo quá nhiều có thể gây hại cho con người và hệ sinh thái.
Da kangaroo mỏng hơn và nhẹ hơn mà không mất quá nhiều công đoạn xử lý. Kanguru có ít chất béo hơn bò hoặc một số động vật khác, vì vậy không phải cạo nhiều, không phải xử lý nhiều trong quá trình sản xuất. Điều này cho phép bảo tồn toàn vẹn sức mạnh và độ bền của da. Xét về độ bắt mắt, bóng đẹp, da K không thua kém da bò, nhưng ở khía cạnh bền chắc và bảo vệ, da K thậm chí còn vượt trội hơn!
Da tổng hợp
Da nhân tạo hoặc da giả thường được sử dụng trong giày moto, giày và găng tay. Da tổng hợp có chi phí hơn, rẻ hơn và mặc dù không phải da thật, nhưng vẫn cung cấp khả năng chống mài mòn tốt. Vì vậy, nó là sự thay thế thân thiện, nếu bạn không muốn sử dụng da động vật. Da giả thường có rất nhiều cách tạo vân khác nhau, đôi khi nhìn rất đẹp và hoàn hảo, nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên da không có lỗ chân lông, và các vân da rất đều nhau, không tự nhiên như da thật.
Có thể một vài dòng sản phẩm dùng da trâu, hươu và thậm chí cả da ngựa làm đồ bảo hộ. Nhưng phần lớn các thiết bị bảo hộ moto, xe máy 2 bánh bằng da ngày nay thường làm từ một trong bốn loại trên.
- Phân loại theo cách xử lý da
Tất nhiên là có nhiều cách phân loại da hơn, nếu ta chú ý sâu hơn tới cách da được xử lý. Các thủ thuật xử lý trong quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng chống mài mòn, cảm giác bề mặt, và độ bền tổng thể của da.
Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thương hiệu với các kỹ thuật độc quyền của riêng họ để xử lý và sản xuất để tăng cường hoặc biến đổi tính chất vật liệu da. Ví dụ, da trên các sản phẩm suit nguyên bộ của hãng Alpinestars là da bò nguyên hạt, phủ lót nhiều loại nhựa và sáp silicon khác nhau để cải thiện các tính năng kỹ thuật của da. Mang đến cho da khả năng chống nước, chống mốc và vẻ ngoài luôn mới cáu!
Nói về cách xử lý da thì rất đa dạng: da hạt đã xử lý hoặc dập nổi, da lộn tách, da lộn nubuck, da xước, ... Nhưng đối với đồ da bảo hộ dùng cho Biker, bạn thường sẽ thấy họ dùng da full-grain hoặc top-grain.
Da full-grain
Da full grain được coi là da tốt nhất và bền nhất. Toàn bộ cấu trúc da vẫn còn nguyên vẹn và đó là lý do tại sao nó có độ bền và tuổi thọ cao hơn. Cũng vì thế, da full-grain có giá thành đắt nhất, và được nhiều người ưa dùng.
Da top-grain
Da top-grain mỏng hơn một chút so với da full-grain vì nó được mài mòn đi để loại bỏ bề mặt xước hoặc lỗi . Điều này làm mất các vân da hoặc lỗ chân lông trên bề mặt. Nhưng da top-grain vẫn còn giữ được lớp chịu lực, vẫn bền chắc và có chất lượng tuyệt vời. Nhưng do đã được mài mòn để che giấu sự không hoàn hảo, khiến nó trở thành da loại 2 so với full-grain về sức mạnh và độ bền. Mặc dù da top-grain có thể được đánh bóng và nhuộm màu để may quần áo thời trang đắt tiền, nhưng với đồ bảo hộ xe máy, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến sự bảo vệ và độ bền.
Vậy nên mua loại da nào?
Khi không có kinh nghiệm mua và sử dụng đồ da, bạn có thể đưa ra một quyết định sai lầm và mua phải sản phẩm không phù hợp. Áo, quần bảo hộ, găng và giày mình thường sử dụng được làm bằng da bò, nhưng có một vài trường hợp mình thích da dê hơn. Ví dụ, mình có một đôi găng tay Alpinestars CELER V2
được làm hoàn toàn bằng da dê, mua tại BIGBIKE.vn. Mình đã mua đôi găng tay này ba lần khác nhau cho vợ và em trai mình vì chúng cực kỳ thoải mái. Về độ bền thì mình đã bị tai nạn vài lần và những đồ bảo hộ này luôn luôn giữ vững vai trò bảo vệ của chúng, khiến mình cực kỳ an tâm.
Vì lý do tương tự, một số người đi xe thích găng tay da kangaroo. Đặc biệt với găng tay, nơi cảm giác rất quan trọng, nên thử một vài loại da khác nhau để xem loại nào phù hợp nhất với bạn.
Khi nói đến áo khoác, quần dài và bộ đồ đua, mình thích sử dụng đồ da bò hơn. Trong khi kangaroo có thể thoải mái hoặc linh hoạt hơn, nhưng nhờ công nghệ bảo hộ dành cho moto đã đi một chặng đường dài. Tất cả đồ da của hãng Alpinestars đều được trang bị tấm kéo giãn đàn hồi accordion ở vai, khuỷu tay và đầu gối, mang lại sự thoải mái và linh hoạt không kém đồ da kangaroo.
Ngoài ra, chi phí luôn là một phần quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất. Chỉ cần đưa ra một ví dụ, SUIT DA ALPINESTARS GP FORCE 1 MẢNH
được làm bằng da bò phối vải và bán lẻ với giá khoảng 12.510.000 đồng. Nó chắc chắn được coi là một bộ đồ cao cấp, đắt tiền. Nhưng bộ đồ đua SUIT DA ALPINESTARS MOTEGI V2 1 MẢNH
được làm bằng da bò cao cấp 1.3mm đục lỗ, có giá bán lẻ khoảng 22.850.000 đồng. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, nhưng bạn thường sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chất liệu da tốt hơn.
Cuối cùng, nó chủ yếu dựa vào sở thích cá nhân và kinh phí của bạn. Dù thế nào, từ xưa đến nay, đồ da luôn là vẻ đẹp cao cấp, bản lĩnh, cool ngầu của các Biker trong nhiều thập kỷ vì độ bền và khả năng chống mài mòn của nó. Ngày nay đồ da đã bền và tốt hơn rất nhiều, phát triển từ cách thuộc da truyền thống kết hợp với cách xử lý da hiện đại. Cho nên theo ý kiến của các Biker có kinh nghiệm và từng trải nghiệm nhiều đồ bảo hộ chất liệu khác nhau, thì đồ bảo hộ bằng da vẫn là một lựa chọn tốt. Bạn có thể đến ngay shop bảo hộ BIGBIKE.vn để nghe sự tư vấn và trải nghiệm thử sản phẩm để có thể chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất!
# mẹo chọn đồ da. đồ da tốt. da bò. đồ da moto. xe máy. xe hai bánh. xe 2 bánh.