Shop Bigbike.vn chuyên cung cấp đồ bảo hộ moto, xe máy, phượt, mũ bảo hộ Full Face, Mũ lật cằm, mũ 3/4, mũ cào cào, áo giáp quần bảo hộ, găng tay, balo, túi đeo moto, xe máy và các phụ kiện thời trang....

               

Thông tin liên hệ

  • T2 - T6: 09h00 - 21h00

    T7 / CN: 09h00 - 18h00

    Lễ / Tết: nghỉ

  • Cửa hàng Bigbike

    79/30/52 Âu Cơ, P.14, Q.11, TP.HCM

  • 028.62797251

    0764640679 - Mrs. Thư / ZALO

    0906902404 - Mr. Trí

Đổ đèo là gì? Kinh nghiệm đổ đèo khi đi phượt bạn nên biết

Đổ đèo là gì? Kinh nghiệm đổ đèo khi đi phượt bạn nên biết

Tin tức

1 Tháng Tám, 2023

Đổ đèo là gì? Đèo là một phần thú vị,hấp dẫn nhưng không kém phần nguy hiểm của những chuyến đi phượt. Tuy nhiên, việc đổ đèo cũng đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn để đảm bảo an toàn. Vậy những lưu ý khi đổ đèo là gì? Hãy cùng Bigbike tham khảo về các kinh nghiệm cũng như lời khuyên quan trọng để giúp các biker đổ đèo một cách an toàn và thú vị.

Đổ đèo là gì?

Đổ đèo là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực phượt và đi xe máy trên địa hình núi non. Khi đi phượt và gặp đoạn đường đèo dốc, đổ đèo là hành động giảm tốc độ và điều chỉnh lực phanh nhằm vượt qua đoạn đường khó khăn này một cách an toàn.

đổ đèo cần cẩn trọng ở những khúc cua nguy hiểm

Đổ đèo cần cẩn trọng ở những khúc cua nguy hiểm

Trong quá trình đổ đèo, kỹ năng lái xe là yếu tố quan trọng. Người lái cần phải tập trung quan sát đường đi, dự đoán độ dốc và độ cong của đèo để thích ứng bằng cách giữ đều tay ga và điều chỉnh lực phanh linh hoạt. Việc thực hiện đổ đèo một cách thành công giúp bạn tăng kinh nghiệm đổ đèo xe máy và tránh được tình huống xe bị trượt, mất kiểm soát. 

Cách xuống đường đèo an toàn bằng xe số 

Đường đèo có độ dốc cao, nhiều khúc cua và đường trơn do độ ẩm cao nhưng không quá khó đi đối với các dân phượt có kỹ năng và kinh nghiệm. Mặt khác, đối với những biker mới đi lần đầu thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy bí quyết lái xe số đổ đèo là gì? có gì khác so với đổ đèo bằng xe ga?

đổ đèo bằng xe số dễ hơn xe tay ga

Đổ đèo bằng xe số dễ hơn xe tay ga

Kinh nghiệm đổ đèo xe máy đối với xe số, việc phanh động cơ khá là dễ dàng bằng cách về số thấp. Khi xuống đèo nên về số 3 để xe ghìm lại, lúc này xe sẽ chạy chậm hơn. Trong trường hợp xe vẫn lao nhanh thì bạn nên kết hợp nhịp nhàng giữa đạp phanh sau và bóp phanh trước. Không nên bóp mạnh phanh trước, nhất là phanh đĩa vì rất dễ bị ngã.

Đổ đèo bằng xe số và xe ga có một số khác biệt. Khi đổ đèo bằng xe số, bạn cần nắm vững cách sử dụng côn và kỹ thuật. Bạn cũng phải thường xuyên kiểm tra số và điều chỉnh để đảm bảo xe luôn ổn định trên đường đèo. Trong khi đó, đổ đèo bằng xe ga chỉ yêu cầu kỹ năng phanh một cách linh hoạt để điều chỉnh tốc độ an toàn.

Cách xuống đường đèo an toàn bằng xe ga

Đối với việc đổ đèo thì các biker nên ưu tiên việc dùng xe máy số. Bởi xe máy số có thể ghìm tốc độ bằng cách sử dụng các số 1, 2, 3, 4,... Còn xe ga lại không có những lựa chọn đó. Vậy thì cần phải lưu ý một số kinh nghiệm đổ đèo bằng xe ga như sau.

Theo những biker có kinh nghiệm chia sẻ, xe ga hoàn toàn có thể phanh bằng động cơ như xe số. Ở xe ga, việc phanh động cơ là lợi dụng độ bám của côn để giữ xe ở một tốc độ nhất định và đủ an toàn.

lái xe tay ga cần nắm kỹ bí quyết đổ đèo để giữ an toàn

Lái xe tay ga cần nắm kỹ bí quyết đổ đèo để giữ an toàn

Cách đổ đèo bằng xe tay ga đơn giản nhất là khi nổ máy, hãy để xe tự trôi với tốc độ tầm 15 - 20 km/h. Tiếp đó là rà phanh, mớm ga tiếp tục để côn bám. Cuối cùng, thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh động cơ. Lúc này, dù lái xe không phanh thì xe vẫn duy trì được tốc độ hợp lý, vì xe sẽ tiếp tục bị ghìm ở tốc độ cũ trước khi thả phanh ga. Các lá côn đã bám tạo nên tạo ma sát và phanh động cơ.

Đối với những đoạn cua tay áo, bạn phải phanh chậm hết mức như sắp dừng lại. Sau khi thoát đoạn cua, các biker cần thực hiện lại như ở trên để thiết lập tốc độ an toàn. Do độ cao của đèo và trọng lượng chở, xe sẽ bị đẩy lên tốc độ cao khi đổ đèo cần để ý thỉnh thoảng rà phanh để đưa xe về tốc độ 30 - 40 km/h (tùy vào địa hình)

Tổng hợp cách di chuyển đường đèo dễ dàng và an toàn

Dưới đây là tổng hợp chi tiết về các lưu ý lái xe đường đèo nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện lưu thông xung quanh.

Đi đúng làn đường

Đường đèo được xem là những cung đường nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn bởi những khúc gấp nhanh và đường uốn lượn quanh co khó đi. Không chỉ thế, đường đèo thường khá hẹp với bên này là vách núi, bên kia là vực thẳm.

hãy nhớ đi đúng làn đường quy định

Hãy nhớ đi đúng làn đường quy định

Trong trường hợp xảy ra các tình huống đối đầu nguy hiểm, xe sẽ không có chỗ để tránh và có thể gây va chạm với xe đi ngược chiều. Vì thế, các biker cần đi đúng phần đường của mình và tuyệt đối không được lấn làn. Ngay cả khi có xe ô tô hay xe máy đang di chuyển trên đường có dấu hiệu lấn làn, rồi phóng nhanh thì cũng không nên bám theo.

Không nên đi sát vạch kẻ đường

Có khá nhiều người thường mang tâm lý bám vạch kẻ đường để chạy xe cho dễ. Tuy nhiên, với những đường đèo khó đi hay đường có nhiều xe chạy thì không nên dùng phương pháp này. Điều này dễ đẩy các xe đi ngược chiều vào tình huống nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người lái không nên bám quá sát với vạch kẻ đường. Đặc biệt là khi xe đang vào cua hay khi lái trên đường mưa, đường trơn, đường sương mù,… Cần để lại khoảng trống nhất định, đề phòng các tình huống bất ngờ.

Để tránh với xe đi ngược chiều nên bám sát vạch phải

Lúc đổ đèo, đặc biệt là với khúc quanh thì biker nên đi sát vạch đường bên phải và không nên chạy nhanh. Điều này giúp hạn chế việc lệch lực ly tâm khiến xe dễ bị đẩy ra. Mặt khác, dù là cung đường nào thì đều có trường hợp xe chạy ngược chiều, lấn làn đường hoặc chạy với tốc độ cao. Vì thế, nên lái bám sát vạch bên phải để hạn chế những tình huống nguy hiểm không thể xử lý kịp.

Chạy với tốc độ được quy định

Các biker cần tuân thủ đúng theo biển báo giới hạn về tốc độ nhằm đảm bảo an toàn ở những đoạn đường trên đèo. Dù là đường vắng cũng không nên chủ quan chạy quá tốc độ, bởi có thể bạn sẽ không phản ứng kịp khi gặp sự cố bất ngờ. Đối với trường hợp có chạy xe sau và bấm còi hối thúc. Lúc này, hãy chủ động tấp vào đường và nhường xe đó đi trước.

biker cần duy trì tốc độ an toàn khi đổ đèo

Biker cần duy trì tốc độ an toàn khi đổ đèo

Luôn giữ khoảng cách an toàn

Ngoài việc giữ tốc độ khi đổ đèo, bạn cũng cần giữ khoảng cách an toàn với xe khác khi di chuyển. Việc này sẽ giúp các anh em có thể xử lý kịp những tình huống bất ngờ như xe phía trước phanh gấp hay xảy ra sự cố. Tuyệt đối không lái xe bám đuôi, nhất là với các xe tải lớn, xe container, xe đầu kéo,… Tình huống này khá nguy hiểm, có thể khiến các biker đi vào góc chết của các xe lớn.

Thận trọng trong lúc cua

Đường đèo luôn được đánh giá là cung đường xảy ra nhiều tai nạn nhất, đặc biệt là ở các khúc cua. Nguyên nhân có thể là do lấn đường, vượt ẩu, chạy quá nhanh khi vào khúc cua,…

Mỗi khi vào cua, bạn cần thật sự cẩn trọng, chú ý quan sát đường và gương cầu lồi bố trí bên đường. Điều khiển xe đi chậm, bóp còi báo hiệu, cua tròn, không lấn làn và cũng không nên bám sát vạch kẻ đường. Tuyệt đối không cua gấp, cua nhanh và cua ẩu.

Sử dụng đèn phù hợp

Khi lái xe đường đèo vào ban đêm, bạn có thể linh động trong việc dùng đèn chiếu xa hay chiếu gần cho phù hợp. Nếu thấy xe đi ngược chiều hay chuẩn bị vào cua, biker nên chủ động chuyển từ đèn pha chế độ chiếu xa sang chế độ chiếu gần. Nhờ đó, có thể tránh ảnh hưởng tầm nhìn của người lái ngược chiều.

Trong trường hợp xe đối diện nháy đèn liên tục, đó chắc chắn là lời báo hiệu rằng bạn nên tắt đèn pha và chuyển sang đèn chiếu gần. Các biker cần thực hiện đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện lưu thông khác.

Tuyệt đối không tăng tốc vượt ẩu

Theo Luật giao thông, xe không được phép vượt khi chạy ở đường vòng, đầu dốc, vị trí có tầm nhìn hạn chế và đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt. Mà đường đèo chính là một trong những trường hợp không được phép vượt vì có nhiều đoạn vòng, dốc và tầm nhìn hạn chế.

chạy xe an toàn và giữ khoảng cách giữa các xe

Chạy xe an toàn và giữ khoảng cách giữa các xe

Ngoài ra, đường đèo thường hay có các biển báo cấm vượt, làn đường được phân chia bởi vạch sơn liền. Do đó, người tham gia giao thông không được vượt ẩu khi di chuyển trên đèo, vượt ở nơi không cho phép vượt và đặc biệt là vượt ngay khúc cua nhất

Không rà phanh trong lúc đổ đèo

Một trong những điều cần lưu ý khi đổ đèo là không được rà phanh. Khi đổ đèo, phanh sẽ chịu áp lực rất lớn, nếu rà phanh không cần thiết sẽ khiến phanh bị nóng, gây mòn má phanh, cháy phanh hoặc mất phanh. Vì vậy, khi đổ đèo cần sử dụng phanh động cơ để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng phanh thì bạn không được rà phanh liên tục mà nên đạp dứt khoát. Điều này giúp xe giảm hẳn tới tốc độ an toàn, sau đó mới bắt đầu nhả phanh ra hoàn toàn. Có thể lặp lại các thao tác này nhưng tuyệt đối không được giữ phanh ở trạng thái phanh hở (rà phanh).

Không chuyển số về N hoặc tắt máy xe khi đổ đèo

Đối với xe hơi, nhiều người hay có thói quen chuyển số về N hoặc tắt máy xe để xuống đèo tự do vì nghĩ như thế sẽ tiết kiệm xăng. Trên thực tế, việc này là vô cùng nguy hiểm vì khiến xe sẽ trôi tự do theo quán tính với tốc độ rất nhanh. Người lái có thể mất kiểm soát về tốc độ và phải thắng bằng phanh chân.

Ngược lại, nếu cứ rà phanh liên tục trong một khoảng thời gian dài, phanh rất dễ bị cháy hay thậm chí có thể dẫn đến mất phanh. Trong trường hợp có sự cố bất ngờ, thắng gấp cũng gây nguy hiểm rất lớn cho bản thân và những người lái xe xung quanh.

Chủ động nhường đường

Trên đường đèo, đối với những xe có xu hướng muốn vượt, bạn nên nhường đường và dành một khoảng không gian vừa đủ để xe đó vượt qua. Khi các biker nhường đường, điều này không chỉ thể hiện ý thức hỗ trợ người khác khi tham gia giao thông mà còn giúp tự bảo vệ bản thân và tránh các rủi ro không đáng có.

Đỗ đúng nơi quy định

Ở các đoạn đường di chuyển trên đèo thường sẽ có nhiều biển báo giới hạn tốc độ. Người lái xe cần tuân thủ theo đúng các quy định về tốc độ để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, đường đèo không được phép tự ý dừng lại để đỗ nghỉ ngơi.

Ngoại trừ các trường hợp thực sự khẩn cấp mới được dừng lại đổ tạm thời và cần bật đèn để cảnh báo. Nếu quan sát có thể thấy, trên đường đèo thỉnh thoảng sẽ có một số tạm dừng chân cho phép các biker dừng lại và nghỉ ngơi.

Những lưu ý cần chuẩn bị trước khi đi đèo

Trước khi đi đèo, để đảm bảo cho chuyến đi phượt an toàn, biker cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Kiểm tra lốp: Kiểm tra áp suất lốp, mức độ mòn lốp,… Nếu lốp đã đã sử dụng trên 3 – 5 năm và bị hao mòn thì nên thay mới. Vì lốp cũ thường yếu, dễ bị thủng săm và nổ lốp rất cao.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Xem xét hệ thống phanh, má phanh, dầu phanh,… Nếu phanh bị kêu, bị nặng, bàn đạp phanh thấp,… thì cần đưa đến tiệm sửa để xử lý ngay.
  • Kiểm tra nhiên liệu: Đường đèo dốc thường ít có trạm xăng dầu, các biker nên đổ đầy nhiên liệu trước khi đi đèo.
  • Chuẩn bị đồ cứu thương: Tai nạn, ngã xe là điều không ai mong muốn, bạn vẫn cần phải chuẩn đồ cứu thương để phòng hờ sự cố xảy ra cũng có thể sơ cứu ngay tại chỗ.

ghé bigbike chuẩn bị nón bảo hiểm và các món đồ bảo hộ

Ghé Bigbike chuẩn bị nón bảo hiểm và các món đồ bảo hộ

Một bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng là không thể thiếu khi đi phượt. Để chuyến đi được an toàn, bạn nên sắm ngay 1 bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng tại Bigbike với mức giá cực kỳ ưu đãi.

Trên đây là thông tin lý giải đổ đèo là gì và nên đổ như thế nào. Mong rằng đây là hành trang giúp biker vượt qua những cung đèo đẹp trên mọi miền tổ quốc. Nếu biker cần các dụng cụ, quần áo bảo hộ chuyên dụng khi đi phượt, đừng ngần ngại liên hệ với Bigbike để được hỗ trợ.

Tin nổi bật

Tin tức

29 Tháng Một, 2023

Tai nghe Bluetooth – TOP 5 tai nghe mũ bảo hiểm fullface hot nhất 2024

Tai nghe  gắn mũ bảo hiểm Bluetooth trong vài năm trở lại đây đã…

Tin tức

9 Tháng Sáu, 2020

Kinh nghiệm chọn mua áo giáp bảo hộ Alpinestar

Để có thể mua được một chiếc áo giáp bảo hộ Alpinestars như ý thì…

Reviews

9 Tháng Sáu, 2020

[Tiêu điểm] Mũ bảo hiểm AGV chính hãng

Link sản phẩm mũ fullface…

Tin tức

9 Tháng Sáu, 2020

[Đánh giá] – Nón bảo hiểm full face HJC TR1

Nếu như chọn mua nón bảo hiểm full face – full carbon giá…

Tin tức

9 Tháng Sáu, 2020

Vì sao giáp bảo vệ gối lại quan trọng như vậy?

Những cung đường mới, những hành trình mới, những vùng đất mới đều…

Tin mới nhất

Tin tức

25 Tháng Sáu, 2024

Áo mưa đi phượt – áo mưa đi xe máy cao cấp | Bigbike

Sử dụng áo mưa chuyên dụng khi đi phượt là một sự lựa chọn sáng…

Tin tức

25 Tháng Sáu, 2024

Phân biệt các loại quần áo bảo hộ moto phổ biến hiện nay | Bigbike

Nếu bạn đang quan tâm và tìm mua quần áo bảo hộ mô tô, bài viết…

Tin tức

8 Tháng Năm, 2024

Top 3 mẫu balo Taichi chống nước đi phượt siêu bền

Balo Taichi là một trong những món đồ không thể thiếu khi đi phượt…

Tin tức

8 Tháng Năm, 2024

Hướng dẫn cách gắn camera hành trình lên mũ bảo hiểm

Cách gắn camera hành trình lên mũ bảo hiểm là giải pháp giúp các…

Tin tức

8 Tháng Năm, 2024

Mũ bảo hiểm AGV chính hãng và chất lượng tại Bigbike

Bên cạnh các lựa chọn nón bảo hiểm phổ biến như Arai, HJC,…